1. Giới Thiệu
Các nguyên mẫu của Carl Jung quá đa dạng, vì vậy gây khó khăn cho việc tìm kiếm một hình mẫu lý tưởng cho việc xếp loại nhân cách cá nhân. Thứ nhất, hình mẫu đó không được quá nhiều khiến cho sự xếp loại trở nên lộn xộn, cũng không được quá ít lại không thể hiện được sự đa dạng của nhân cách. Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers đã phát triển một hệ thống gồm 16 loại nhân cách. Hệ thống này gọi là chỉ số phân loại Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indication) viết ngắn gọn là MBTI.
Có một bài học nhỏ mà tôi muốn chia sẻ ở đây: năm 1943, khi hai mẹ con Myers-Briggs công bố MBTI, họ đã phải đối mặt với hầu như toàn bộ giới học thuật lúc bấy giờ. Cái họ đối mặt không chỉ đơn giản là sự công kích của giới tâm lý học về sự thấp kém của giới nữ, sự thất học của hai mẹ con (hai mẹ con không được học chính quy tại bất kỳ một trường Tâm Lý nào) mà còn là sự nghi ngờ của cả hai trường phái Jung-Freud (những người theo Freud tuyên bố MBTI không liên quan chút gì đến trường phái của họ, và Jung cũng vậy). Hôm nay, năm 2013, MBTI là một trong những phương pháp phân loại nhân cách thành công nhất của Tâm Lý Học.
Vậy đấy, hôm nay người ta có thể báng bổ thứ mà họ tôn thờ, và ngày mai có thể sẽ tôn thờ thứ mà họ đã từng báng bổ. Hãy vững tin về lý luận của bản thân ngay cả khi cả thế giới chống lại nó.
Có một bài học nhỏ mà tôi muốn chia sẻ ở đây: năm 1943, khi hai mẹ con Myers-Briggs công bố MBTI, họ đã phải đối mặt với hầu như toàn bộ giới học thuật lúc bấy giờ. Cái họ đối mặt không chỉ đơn giản là sự công kích của giới tâm lý học về sự thấp kém của giới nữ, sự thất học của hai mẹ con (hai mẹ con không được học chính quy tại bất kỳ một trường Tâm Lý nào) mà còn là sự nghi ngờ của cả hai trường phái Jung-Freud (những người theo Freud tuyên bố MBTI không liên quan chút gì đến trường phái của họ, và Jung cũng vậy). Hôm nay, năm 2013, MBTI là một trong những phương pháp phân loại nhân cách thành công nhất của Tâm Lý Học.
Vậy đấy, hôm nay người ta có thể báng bổ thứ mà họ tôn thờ, và ngày mai có thể sẽ tôn thờ thứ mà họ đã từng báng bổ. Hãy vững tin về lý luận của bản thân ngay cả khi cả thế giới chống lại nó.
16 kiểu người trong MBTI. Ảnh: Internet |
2. Cách Phân Loại
MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản gọi là dichotomies, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:
- Attitudes (Xu Hướng): Hướng ngoại (Extraversion - E) - Hướng nội (Introversion - I)
- Functions perceiving (Chức Năng Cảm Thụ): Giác quan (Sensing - S) - Trực giác (INtution - N)
- Functions judging (Chức Năng Phán Xét): Lý trí (Thinking - T) - Tình cảm (Feeling - F)
- Lifestyle (Lối Sống): Nguyên tắc (Judgment - J) - Linh hoạt (Perception - P)
Trong các cặp yếu tố này, chỉ có 3 cặp đầu là do Jung đề xuất, cặp cuối cùng do Myers-Briggs đề xuất. Chú ý là mỗi con người đều tồn tại song song các yếu tốn này, nhưng sự vượt trội của một phần trong số chúng là có thật. Chính phần vượt trội đó tạo thành tính cách. Ý nghĩa của từng thành phần này được trình bày bên dưới, phần này tôi trích lượt lại từ www.mbti.vn, chủ yếu mang tính tham khảo:
Ý nghĩa của Xu Hướng hay "Xu Hướng Tự Nhiên" [Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)]
- Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài. Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.
- Hướng ngoại: hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
- Hướng nội: hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng
Ý nghĩa của Chức Năng Cảm Thụ hay "Tìm hiểu và nhận thức thế giới" : Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác)
- Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.
- Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
- Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.
Ý nghĩa của Chức Năng Phán Xét hay "Quyết định và chọn lựa": Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)
- Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
- Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
- Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.
Ý nghĩa của lối sống hay "Cách thức hành động": Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)
- Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.
- Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
- Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.
Ý nghĩa của Xu Hướng hay "Xu Hướng Tự Nhiên" [Extraversion (Hướng ngoại) / Introversion (Hướng nội)]
- Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài. Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.
- Hướng ngoại: hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
- Hướng nội: hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng
Ý nghĩa của Chức Năng Cảm Thụ hay "Tìm hiểu và nhận thức thế giới" : Sensing (Giác quan) / iNtuition (Trực giác)
- Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.
- Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
- Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.
Ý nghĩa của Chức Năng Phán Xét hay "Quyết định và chọn lựa": Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)
- Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
- Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
- Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.
Ý nghĩa của lối sống hay "Cách thức hành động": Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)
- Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.
- Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
- Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI:
4. MBTI và Major Arcana
Sau đây là hệ thống do tôi đề xuất, dựa trên các hiểu biết của mình về MBTI. Tôi tham khảo một vài sự liên hệ gần đây, nhưng vẫn không hệ thống nào tỏ ra hợp lệ. Bằng sự kết hợp các cấu trúc trong các bảng tổng hợp, tôi đề xuất cách nhìn được trình bày trong bản như sau:
Ta có 22 lá Major Arcana, chia thành 2 nhóm: nhóm chính gồm 16 lá ứng với 16 nguyên mẫu; nhóm phụ gồm 6 lá ứng với 16 nguyên mẫu (được ghi bằng dấu [...] ). Nhóm chính gồm các nguyên mẫu chính thức được gáng bằng các lá mang hình ảnh cá nhân (chứa người xác định); còn nhóm phụ gồm các nguyên mẫu phụ được gáng bằng các lá mang tính biểu trưng (chứa đồ vật hay quan niệm).
Nhóm chính gồm: The Fool, The Magician, The Popess, The Pope, The Empress, The Emperor, The Lovers, The Chariot, The Justice, The Hanged Man, The Hermit, The Death, The Temperance, The Strengh, The Judgement, The World.
Nhóm phụ gồm: The Devil, The Tower, The Wheel of Fortune, The Star, The Moon, The Sun.
Nguyên tắc nối kết cũng khá đơn giản. Đầu tiên, đựa vào các nguyên mẫu gốc của Jung, tôi lọc ra các lá bài chứa nguyên mẫu nhân vật. Kế tiếp là lọc ra các lá bài chứa nguyên mẫu biểu tượng. Một số lá bài chứa cả hai như The Lovers, The Devil, The Chariot ... buộc tôi phải cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đạt được tính cân bằng. Dựa vào nguyên mẫu gốc và nguyên mẫu MBTI, tôi kết nối lại các lá bài phù hợp với mô tả của Myers-Briggs. Cân nhắc lại các vị trí và so sánh với các bảng đối chiếu khác để hoàn thành hệ thống này.
Nhóm chính gồm: The Fool, The Magician, The Popess, The Pope, The Empress, The Emperor, The Lovers, The Chariot, The Justice, The Hanged Man, The Hermit, The Death, The Temperance, The Strengh, The Judgement, The World.
Nhóm phụ gồm: The Devil, The Tower, The Wheel of Fortune, The Star, The Moon, The Sun.
Nguyên tắc nối kết cũng khá đơn giản. Đầu tiên, đựa vào các nguyên mẫu gốc của Jung, tôi lọc ra các lá bài chứa nguyên mẫu nhân vật. Kế tiếp là lọc ra các lá bài chứa nguyên mẫu biểu tượng. Một số lá bài chứa cả hai như The Lovers, The Devil, The Chariot ... buộc tôi phải cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đạt được tính cân bằng. Dựa vào nguyên mẫu gốc và nguyên mẫu MBTI, tôi kết nối lại các lá bài phù hợp với mô tả của Myers-Briggs. Cân nhắc lại các vị trí và so sánh với các bảng đối chiếu khác để hoàn thành hệ thống này.
Một cấu trúc biểu trưng khác từng được đưa ra trong www.personalitycafe.com, nhưng chỉ xếp 16 lá tương ứng, được trích dẫn như sau:
ESFP - The Fool (Beginning, spontaneity, faith, apparent folly)
ENTP - The Magician (Action, conscious awareness, concentration, power)
INTP - The High Priestess (Nonaction, unconscious awareness, potential, mystery)
ESFJ - The Empress (Mothering, abundance, senses, nature)
ESTJ - The Emperor (Fathering, structure, authority, regulation)
ENFJ - The Hierophant (Education, belief systems, conformity, group identification)
ENTJ - The Chariot (Victory, will, self-assertion, hard control)
ISFJ - Strength (Strength, patience, compassion, soft control)
INTJ - The Hermit (Introspection, searching, guidance, solitude)
ISTJ - Justice (Justice, responsibility, decision, cause & effect)
INFP - The Hanged Man (Letting go, reversal, suspension, sacrifice)
ISFP - Temperance (Temperance, balance, health, combination)
ENFP - The Star (Hope, inspiration, generosity, serenity)
INFJ - The Moon (Fear, illusion, imagination, bewilderment)
ESTP - The Sun (Enlightenment, greatness, vitality, assurance)
ISTP - Judgement (Judgement, rebirth, inner calling, absolution)
5. MBTI và Minor Arcana (Court Card - Lá Mặt)
MBTI đã từng được phát triển trong lá mặt bởi rất nhiều chuyên gia, vì vậy, tôi không cần tự xây dựng cho mình một hệ thống nào nữa. Hiện tại, có 3 hệ thống xây dựng chính: của Mary.K.Greer, của Linda Grail Walters, của Jana Riley. Tôi lấy lại phần tổng hợp trong cuốn Understanding the Tarot Court của Mary K. Greer.
Trích từ cuốn Tarot Court của Greer. Ảnh: Tarot Huyền Bí |
Phân bố 4 đầu hình (Suits) và 4 hoàng gia (Court Cards) của Tarot trong MBTI. Ảnh: Tarot Huyền Bí |
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là Riley và Walters đưa phụ nữ (Queens và Pages) ở dạng Introversion; đưa đàn ông (Kings và Knights) ở dạng Extraversion. Điều này theo Greer là vô lý, vì vậy bà đã chỉnh lại để cân bằng lại. Tuy nhiên, đáng tiếc là hành động đó khiến cho sự cân bằng trong bố trí của Walters bị đảo lộn, cái đẹp trong sự hài hòa của Walters cũng không còn. Trong một bài viết của mình [*], Walters đã phản bác lại vấn đề này của Greers rằng trong sách của Mary Greer đã đưa bản phân loại này vào và phân tích rằng bản phân loại của bà sử dụng Introversion cho phụ nữ là không phù hợp [vì phân biệt giới tính], thực ra đây là cách thức cổ điển cho nguyên mẫu của lá này và là cách hiểu chung của mọi người [và mỗi lá bài ám chỉ đến một tính cách chứ không phải đối tượng, lá Queen không ám chỉ hoàn toàn một phụ nữ mà ám chỉ một người mang tính chất của "phụ nữ" nói chung] (Nguyên văn: "In her book, Understanding the Tarot Court3, Mary Greer is bothered by the fact that my system (quite coincidentally) makes all of the traditionally female cards Introverted (see page 66). Again, this is partially due to the common usage of the term and also due to the tradition of using the Courts as significators."). Cá nhân tôi ủng hộ giả thiết của Walters. Vì vậy, tôi lấy quan điểm của Walters làm lý luận cho các phần bên dưới. [*] Bài viết "Realms of Personality: The Jungian Personalities of the Tarot Courts" của Walters.
Ngoài ra, còn có bản phân loại của www.arielspeaks.com. Bản phân loại này đựa trên sự tương quang giữa Tarot - Astrology (chủ yếu là cung, và mùa) và Astrology - MBTI. Tôi trích dưới đây:
Ngoài ra, còn có bản phân loại của www.arielspeaks.com. Bản phân loại này đựa trên sự tương quang giữa Tarot - Astrology (chủ yếu là cung, và mùa) và Astrology - MBTI. Tôi trích dưới đây:
6. MBTI và Minor Arcana (Pips Cards)
Với Pips Cards, hầu như chưa có nhà nghiên cứu nào đề xuất một chuẩn mực cho nó. Vì vậy, tôi buộc phải thực hiện việc này một mình. Trước hết, ta gặp khó khăn lớn vì các nguyên mẫu mà Jung dùng là bộ Tarot de Marseille, mà như ta đã biết, các lá Pips Cards chứa rất ít tư liệu về nguyên mẫu (so với Major Arcana thì khó khăn hơn nhiều vì Major Arcana chứa sẵng các nguyên mẫu điển hình). Đối với các đầu hình (4 suits), tôi áp dụng lại các nguyên lý của Walters, vốn được chấp nhận rộng rãi. Walters sử dụng 4 đầu hình để giải quyết 4 Chức Năng (Functions), vì vậy, việc còn lại là giải quyết Xu Hướng (Attitudes) và Lối Sống (Lifestyles) tương ứng từ 1-10 pips. Tôi sử dụng đến 2 phương tiện để giải quyết vấn đề này: một là giải nghĩa của A.E.Waite, hai là cấu trúc của Jodorowsky trong việc giải quyết pips cards của Tarot de Marseille. Tôi buộc phải chọn đâu là phương tiện chính và phụ để giải quyết vấn đề. Đọc lại các tư liệu của cả hai, tôi nhận thấy sẽ dễ dàng đạt được sự tương ứng chính xác nếu dùng cấu trúc Jodorowsky làm nền tảng và sau đó bổ sung hiệu chỉnh lại bằng giải nghĩa của Waite. Dựa vào cấu trúc Jodorowsky, ta có thể tách được 2 nhóm pips: Reception và Action [**]. Đồng thời còn cho ta được sự tương ứng của các lá pips và 4 kiểu mặt (court types) [***]. Một số kiến thức liên quan hữu ích là cấu trúc 3 lớp của Papus.
Tôi xây dựng cấu trúc của Minor Arcana và MBTI đựa vào 5 quy tắc như sau:
- Quy tắc 1: Từ 1-10 chia thành các cặp/nhóm như 1; 2-3; 4-5; 6-7; 8-9; 10. Trong đó các cặp thể hiện tính lưỡng tính nam-nữ. Số chẳn được coi là mang tính thụ động, số lẻ được coi là chủ động. Điều này giống với quy tắc âm-dương của châu Á. Tôi coi việc chia 2 này tương ứng với nhân tố Lối Sống (Lifestyle): Nguyên Tắc [thụ động] hay Linh Hoạt [chủ động]. [**]
- Quy Tắc 2: Quy tắc cửa sổ trượt, 1 và 10 được coi là mở đầu và kết thúc chu kỳ học hỏi kinh nghiệm. Các lá 2-3-4-5 được coi đại diện cho Đất, 4-5-6-7 đại diện cho Người, 6-7-8-9 đại diện cho Trời. Đó là 3 yếu tố trinity trong Tarot, nhưng cách gọi tên sự phân chia này có lẽ ảnh hưởng yếu tố châu Á. Tôi coi việc tiến dần từ Đất lên Trời, tương ứng với sự biến chuyển từ Nội Tâm Bên Trong ra Phản Ứng Bên Ngoài, hay nói cách khác thể hiện Xu Hướng (Attitudes): Hướng Nội hay Hướng Ngoại. Dùng kết hợp với Quy Tắc 3 để giải quyết lá số 1-10[***]
- Quy Tắc 3: Quy tắc tương ứng các Pip từ 1-10 và các Lá Mặt (Court Cards), tức là 2-3 tương ứng Pages, 4-5 tương ứng Queens, 6-7 tương ứng Kings, 8-9 tương ứng Knights. Từ đó ta có thể áp dụng quy tắc Walters lên 4 kiểu mặt (Court Styles) đại diện cho 4 Xu Hướng (Attitudes) và Lối Sống (Lifestyles). Chú ý là không có sự tương ứng giữa lá 1 - 10[****]
- Quy Tắc 4: Quy tắc tương ứng 4 kiểu mặt (Court Styles) với Xu Hướng và Lối Sống theo lý luận của Walters. Quy tắc này kết hợp với quy tắc 3. [*****]
- Quy Tắc 5: Quy tắc tương ứng 4 đầu hình (4 suits) với 4 Chức Năng Cảm Thụ và Phán Xét theo lý luận của Walters. [******]
Ghi chú: [**], [***], [****] là quy tắc dựa trên lý luận của Jodorowsky; còn [*****], [******] là quy tắc dựa trên lý luận của Walters.
Vậy, bằng cách kết hợp toàn bộ quy tắc này cùng sự tương ứng của các quy tắc và MBTI, ta thành lập được bảng tương ứng Minor Arcana (Pips Cards) và MBTI. Các lý luận này được thể hiện ở cuốn La Voie De Tarot của Jodorowsky, trang 85,92. Xem sơ đồ tôi chụp lại bên dưới.
Trích từ cuốn sách của Jodorowsky. Ảnh: Philippe Ngo |
Minor Arcana và MBTI. Ảnh: Tarot Huyền Bí |
Tổng Hợp Minor Arcana và MBTI. Ảnh: Tarot Huyền Bí. |
NF (intuitive feeling) = Cups = Water
NT (intuitive thinking) = Swords = Air
SF (sensing feeling) = Wands = Fire
ST (sensing thinking) = Coins/Pentacles = Earth7. Tổng Hợp
Sau đây là phần tổng hợp MBTI trong tất cả các lá bài tarot xếp theo thứ tự dùng để tra cứu cho dễ dàng:
Tổng Hợp MBTI và Tarot. Ảnh: Tarot Huyền Bí. |
Trong bài này, tôi đã cung cấp 3 bảng MBTI dành cho Major Arcana, Minor Arcana (Lá hình), Minor Arcana (Lá số). Trong đó Major Arcana và Minor Arcana (Lá số) được tôi xây dựng và đề xuất, dựa trên quan điểm của Jung, Jodorowsky và Walters. Minor Arcana (Lá hình) có 3 hệ thống đang được sử dụng, và tôi ủng hộ hệ thống của Walters.
Các bạn có thể quay lại bài viết Jung và Tarot để hiểu rõ hơn các khía cạnh khác nhau của lý luận này. Hi vọng bài viết này sẽ giải đáp được hoàn toàn các vấn đề liên quan MBTI và Tarot.
Phụ Lục: Nhóm 16 Nguyên Mẫu
16 nguyên mẫu này được lấy từ www.mbti.vn, tôi ghi ra đây để đọc giả có thể so sánh cho tiện lợi. Như đã nói từ trước, đây chỉ là phần tham khảo, và tôi không dám đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của nó:
ISTJ – THE DUTY FULLFILLERS – NGƯỜI TẬN TÂM VỚI CÔNG VIỆC
Những người thuộc nhóm ISTJ có lối sống chủ đạo là tư duy nội tâm, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra, ISTJ còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng ngoại, tức là họ ứng phó với mọi tình huống bằng lý trí và lô-gic.
ISFJ – THE NURTURERS – NGƯỜI CHĂM NOM
Những người thuộc nhóm ISFJ có lối sống chủ đạo là giác quan hướng nội, họ cảm nhận mọi thứ thông qua năm giác quan của mình một cách rõ ràng cụ thể. Ngoài ra, ISFJ còn có một lối sống thứ hai là cảm xúc hướng ngoại, họ giải quyết vấn đề dựa trên những cảm xúc mà họ cảm nhận về chúng, hoặc chúng hợp với những nguyên tắc sống của họ như thế nào.
ISTJ – THE DUTY FULLFILLERS – NGƯỜI TẬN TÂM VỚI CÔNG VIỆC
Những người thuộc nhóm ISTJ có lối sống chủ đạo là tư duy nội tâm, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra, ISTJ còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng ngoại, tức là họ ứng phó với mọi tình huống bằng lý trí và lô-gic.
INTJ – THE SCIENTISTS – NHÀ KHOA HỌC
Những người thuộc nhóm INTJ có lối sống chủ đạo là trực giác nội tâm, ở đó họ tiếp nhận mọi thứ chủ yếu dựa vào trực giác. Ngoài ra, INTJ còn có một lối sống thứ hai thiên về tư duy hướng ngoại, ở đó họ giải quyết mọi việc dựa vào lý trí suy luận logic.
ISTP – THE MECHANICS – THỢ CƠ KHÍ
Những người thuộc nhóm ISTP có lối sống chủ đạo là tư duy hướng nội, họ giải quyết mọi việc một cách lí trí và logic. Ngoài ra, ISTP còn có lối sống thứ hai là giác quan hướng ngoại, họ cảm nhận thế giới một cách rõ ràng qua năm giác quan của mình.
ISFP – THE ARTIST – NGHỆ SĨ
Những người thuộc nhóm ISFP có lối sống chủ đạo là cảm giác hướng nội, họ giải quyết vấn đề dựa trên cách họ cảm nhận vấn đề như thế nào, hoặc cách chúng hòa hợp với hệ thống giá trị của họ như thế nào. Ngoài ra, ISFP còn có một lối sống thứ hai là trực giác hướng ngoại, họ cảm nhận mọi thứ thông qua năm giác quan của họ một cách cụ thể và rõ ràng.
INFP – THE IDEALISTS – NHÀ LÝ TƯỞNG HOÁ
Những người thuộc nhóm INFP có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng nội, ở đó họ xử lý công việc theo cách họ cảm nhận về việc đó, hoặc theo cách mà việc đó phù hợp với hệ thống giá trị cá nhân của họ. Ngoài ra, INFP còn có một lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, ở đó họ tiếp nhận mọi việc dựa vào trực giác của mình.
INTP – THE THINKERS – NHÀ TƯ DUY
Những người thuộc nhóm INTP có lối sống chủ đạo là tư duy hướng nội, tức là họ giải quyết vấn đề một cách lý trí và logic. Ngoài ra, INTP còn có môt lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, họ nắm bắt mọi thứ thông qua trực giác của mình.
Phụ Lục: Nhóm 16 Nguyên Mẫu
16 nguyên mẫu này được lấy từ www.mbti.vn, tôi ghi ra đây để đọc giả có thể so sánh cho tiện lợi. Như đã nói từ trước, đây chỉ là phần tham khảo, và tôi không dám đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của nó:
ISTJ – THE DUTY FULLFILLERS – NGƯỜI TẬN TÂM VỚI CÔNG VIỆC
Những người thuộc nhóm ISTJ có lối sống chủ đạo là tư duy nội tâm, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra, ISTJ còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng ngoại, tức là họ ứng phó với mọi tình huống bằng lý trí và lô-gic.
ISFJ – THE NURTURERS – NGƯỜI CHĂM NOM
Những người thuộc nhóm ISFJ có lối sống chủ đạo là giác quan hướng nội, họ cảm nhận mọi thứ thông qua năm giác quan của mình một cách rõ ràng cụ thể. Ngoài ra, ISFJ còn có một lối sống thứ hai là cảm xúc hướng ngoại, họ giải quyết vấn đề dựa trên những cảm xúc mà họ cảm nhận về chúng, hoặc chúng hợp với những nguyên tắc sống của họ như thế nào.
ISTJ – THE DUTY FULLFILLERS – NGƯỜI TẬN TÂM VỚI CÔNG VIỆC
Những người thuộc nhóm ISTJ có lối sống chủ đạo là tư duy nội tâm, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách rõ ràng và cụ thể. Ngoài ra, ISTJ còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng ngoại, tức là họ ứng phó với mọi tình huống bằng lý trí và lô-gic.
INTJ – THE SCIENTISTS – NHÀ KHOA HỌC
Những người thuộc nhóm INTJ có lối sống chủ đạo là trực giác nội tâm, ở đó họ tiếp nhận mọi thứ chủ yếu dựa vào trực giác. Ngoài ra, INTJ còn có một lối sống thứ hai thiên về tư duy hướng ngoại, ở đó họ giải quyết mọi việc dựa vào lý trí suy luận logic.
ISTP – THE MECHANICS – THỢ CƠ KHÍ
Những người thuộc nhóm ISTP có lối sống chủ đạo là tư duy hướng nội, họ giải quyết mọi việc một cách lí trí và logic. Ngoài ra, ISTP còn có lối sống thứ hai là giác quan hướng ngoại, họ cảm nhận thế giới một cách rõ ràng qua năm giác quan của mình.
ISFP – THE ARTIST – NGHỆ SĨ
Những người thuộc nhóm ISFP có lối sống chủ đạo là cảm giác hướng nội, họ giải quyết vấn đề dựa trên cách họ cảm nhận vấn đề như thế nào, hoặc cách chúng hòa hợp với hệ thống giá trị của họ như thế nào. Ngoài ra, ISFP còn có một lối sống thứ hai là trực giác hướng ngoại, họ cảm nhận mọi thứ thông qua năm giác quan của họ một cách cụ thể và rõ ràng.
INFP – THE IDEALISTS – NHÀ LÝ TƯỞNG HOÁ
Những người thuộc nhóm INFP có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng nội, ở đó họ xử lý công việc theo cách họ cảm nhận về việc đó, hoặc theo cách mà việc đó phù hợp với hệ thống giá trị cá nhân của họ. Ngoài ra, INFP còn có một lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, ở đó họ tiếp nhận mọi việc dựa vào trực giác của mình.
INTP – THE THINKERS – NHÀ TƯ DUY
Những người thuộc nhóm INTP có lối sống chủ đạo là tư duy hướng nội, tức là họ giải quyết vấn đề một cách lý trí và logic. Ngoài ra, INTP còn có môt lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, họ nắm bắt mọi thứ thông qua trực giác của mình.
ESTP – THE DOERS – NGƯỜI NĂNG ĐỘNG
Những người thuộc nhóm ESTP có lối sống chủ đạo là giác quan hướng ngoại, họ cảm thụ thế giới thông qua năm giác quan một cách cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra, ESTP còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng nội, họ biết suy nghĩ một cách lý trí và hợp lý.
ESFP – THE PERFORMERS – NGƯỜI TRÌNH DIỄN
Những người thuộc nhóm ESFP có lối sống chủ đạo là giác quan hướng ngoại, tức là họ cảm nhận thế giới bằng năm giác quan của họ theo một cách cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra, ESFP còn có một lối sống thứ hai của là cảm xúc hướng nội, là nơi họ tương tác với mọi thứ theo cách họ cảm nhận chúng, hoặc cách mà chúng thích hợp với giá trị sống của bản thân họ.
ENFP – THE INSPIRERS – NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG
Những người thuộc nhóm ENFP có lối sống chủ đạo là trực giác hướng ngoại, họ nhận biết thế giới qua trực giác của mình. Lối sống thứ hai là cảm xúc nội tâm, họ xử lý mọi việc theo cách mà họ cảm nhận chúng, hoặc những việc đó có phù hợp với chuẩn mực của bản thân họ hay không.
ENTP – THE VISIONARIES – NGƯỜI NHÌN XA TRÔNG RỘNG
Những người thuộc nhóm ENTP có lối sống chủ đạo là trực giác hướng ngoại, họ nhận biết thế giới qua trực giác của mình. Ngoài ra ENTP còn có một lối sống thứ hai là tư duy hướng nội, họ giải quyết những vấn đề theo lí trí và logic.
ESTJ – THE GUARDIANS – NGƯỜI GIÁM HỘ
Những người thuộc nhóm ESTJ có lối sống chủ đạo là tư duy hướng ngoại, tức là họ xử lý mọi việc bằng lý trí và óc logic. Ngoài ra, ESTJ còn có lối sống thứ hai thiên về giác quan hướng nội, họ cảm nhận thế giới bằng các giác quan một cách rõ ràng và cụ thể.
ESFJ – THE CAREGIVERS – NGƯỜI CHĂM SÓC
Những người thuộc nhóm ESFJ có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng ngoại, tức là họ cảm nhận thế giới qua cảm xúc của mình và những điều đó được thế giới quan của họ phản ánh như thế nào. Ngoài ra ESFJ còn có một lối sống thứ hai thiên về giác quan hướng nội, nghĩa là họ cảm nhận mọi việc qua năm giác quan của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
ENFJ – THE GIVERS – NGƯỜI CHO ĐI
Những người thuộc nhóm ENFJ có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng ngoại, tức là họ giải quyết những vấn đề theo cảm tính, hoặc theo cách mà những vấn đề đó phù hợp với hệ thống giá trị cá nhân của họ. Lối sống thứ hai là trực giác hướng nội, họ suy nghĩ về mọi việc dựa vào trực giác của bản thân.
ENTJ – THE EXECUTIVES – NHÀ ĐIỀU HÀNH
Những người thuộc nhóm ENTJ có lối sống chủ đạo là tư duy hướng ngoại, tức là họ xử lý mọi việc bằng lý trí và óc logic. Lối sống thứ hai là trực giác nội tâm, nghĩa là họ nhận thức vấn đề bằng trực giác.
Tham khảo thêm:
- Tarot và Carl Jung: http://www.tarothuyenbi.info/2012/11/carl-jung-va-tarot.html
- Tarot và Lựa Chọn Nghề Nghiệp: http://www.tarothuyenbi.info/2015/04/du-oan-nghe-nghiep-trong-tarot-phuong.html
- MBTI và Tarot: http://www.tarothuyenbi.info/2013/01/mbti-trong-tarot.html
Philippe Ngo, sáng lập Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Bài viết "MBTI trong Tarot" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.