Tôi thấy thực tế trong các hướng dẫn học tarot lưu hành hiện này đều áp dụng công thức chung: "cảm thụ hình ảnh + thuộc lòng ý nghĩa trong compagnon + trải bài (spread) = bói toán". Điều này không sai, nhưng cũng không đúng và đầy đủ. Nếu các bạn cảm thấy công thức trên như vậy là ổn rồi, tốt rồi và bói đã hiệu quả rồi, thì từ câu này trở đi, bạn không cần đọc tiếp.
Tôi hay gặp câu hỏi "Phương Pháp bói tarot như thế nào ?", và tôi ít khi trả lời một cách rõ ràng. Vì nếu trả lời ngắn gọn thì như đã dẫn công thức ở trên rồi, nhưng nếu trả lời vậy thì sẽ khiến người hỏi lạc đường, còn nếu trả lời đầy đủ thì phức tạp quá, các phương pháp này vừa trùng lặp, vừa khác biệt, biết nói bao giờ mới hết.
Việc bói bày tarot (hoặc Oracle nói chung) đã tồn tại ít nhất 1000 năm, vì vậy tồn tại không ít các dị biệt trong phương pháp tiến hành cũng như quy ước chung về quy tắc bói. Tôi rất băn khoăn không biết phải tổng hợp và phân loại như thế nào để việc phân tích các trường phái, cũng nhóm các trường phái một cái thuận lợi để cho đọc giả có cái nhìn toàn diện về phương pháp nói chung. Đây có thể nói là khó khăn thật sự mà tôi gặp phải khi cố trình bày một cách vừa hoàn chỉnh, vừa đầy đủ về các trường phái tarot.
Tôi nói rõ lý do vì sao lại phải phân tích rõ điều này. Là bởi vì phương pháp bói tarot phụ thuộc vào trường phái tarot mà nó theo đuổi. Mỗi trường phái tarot lại có phương pháp bói khác/giống nhau. Khi bạn đặt bàn tay bắt đầu bói toán, bạn phải nắm rõ, đâu là trường phái của mình. Nó căn bản khác với việc bạn thuộc lòng ý nghĩa từng lá bài , vì cái cách mà mình hiểu/học theo trường phái ấy, mới là cái quyết định bạn bói đúng hay sai ! Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ cần ngẫm nghĩ về hình ảnh lá bài, thuộc lòng ý nghĩa từng lá bài, và có thể bói ra kết quả, thì nếu chỉ đơn giản vậy, thì với mấy trăm ngàn người biết đọc, biết viết, và đủ tiền mua một cuốn sách bói tarot, và liệu có chắc là sẽ trở thành nhà tiên tri tarot không ?
2. Thế nào là một trường phái tarot ?
Đôi khi bạn gặp những tranh luận về giải nghĩa các lá bài, có bao giờ bạn tự hỏi: "Tại sao lá bài này lại mang ý nghĩa này, mà không mang ý nghĩa khác ?". Bạn có để ý rằng cuốn compagnon là quá nhỏ bé không ? Mỗi lá bài được mô tả với chỉ chục từ, và có vô số cách suy diễn từ các từ khóa ấy, "vậy có khi nào tôi suy diễn sai ?"
Tôi giả sử rằng một trải bày được thực hiện với hai bộ bài khác nhau, và với hai bản chú giải ngắn (sách compagnon) khác nhau, vậy khi đó ai đúng ? Đó là lý do vì sao, khi các bạn hỏi tôi về một lần bói bài, tôi luôn hỏi các bạn về bộ bài mà các bạn sử dụng, về cuốn chú giải mà các bạn dùng. Mỗi bộ bài, mỗi cuốn chú giải lại là 1 trường phái khác biệt.
Một trường phái tarot đại diện cho một nhà huyền học, một hội kín, hoặc một xu hướng bói toán. Đôi khi hội kín lại có nhiều trường phái, hoặc một trường phái xuất hiện ở nhiều hội kín, hoặc hai nhà huyền học có chung một trường phái...
Hai trường phái có thể khác nhau về nhiều điểm: cách lý luận từng lá bài, bộ bài mà nó cho phép dùng, cách trải bài mà nó chấp nhận ... Nói một cách nào đó: mỗi tác giả chính là một trường phái, mỗi bộ bài cũng chính là trường phái của riêng nó ... Ở bài này, tôi sẽ cố gắng nhóm các trường phái lại theo từng trường phái chính, trong nhiều trường hợp, đây không phải là cách phân chia duy nhất của các trường phái, nếu các bạn gặp một cách phân chia khác, thì cũng xin đừng nhạc nhiên.
Tôi tốn gần 1 tháng để suy nghĩ về vấn đề phân chia này, sau cùng tôi đề ra giải pháp phân chia bằng cách tổng hội các thành phần của một trường phái tarot. Xem ra cách này vừa ngắn gọn (nhóm lại trong khoảng 4 5 trường phái) và khá là dễ hiểu. Ngoài các phân chia này, các bạn có thể gặp cách phân chia theo nhà huỳền học, theo bộ bài (hình như mọi người đều phân chia theo cái này), và theo quan điểm lý luận (cái này phức tạp nhất, mà cũng ít người việt mình theo hướng phân chia này nhất)
3. Các Thành Phần chính của một trường phái tarot.
Theo cá nhân tôi, một trường phái tarot có thể hội đủ, hoặc không hội đủ các thành phần sau đây:
- Bộ Bài: mỗi bộ bài là một cá thể tách biệt, phươgn pháp mô tả hình ảnh khác biệt, có thể tạo ra kết luận khác biệt. Không phải tất cả các trường phái đều phải có bộ tarot riêng biệt.
- Phương Pháp Lý Luận: phương pháp lý luận là cách mà nhà huyền học nhận định về ý nghĩa lá bài. Thường phương pháp lý luận đi theo tên của nhà huyền học.
- Chú Giải Ngắn (hay book of compagnon): thành phần này vốn là nằm trong phương pháp lý luận, nhưng vì tình hình đặc thù ở Việt Nam là coi trọng chú giải ngắn hơn chính Phương Pháp Lý Luận của nhà huyền học đó, nên tôi tạm xếp riêng ra đây.
- Mô Tả Biểu Tượng: nhà huyền học mô tả biểu tượng của lá bài và sự tương ứng trong Phương Pháp Lý Luận. Cái này cũng nằm trong Phương Pháp Lý Luận.
- Quy Trình Bói Toán: cách thức mà người ta thực hiện bói toán, nó bao gồm luôn cả các trải bài Spread. Ví dụ như phương pháp rút tự do thì làm gì có spread mà canh theo.
Một cuốn sách huyền học Tarot thường sẽ mô tả đầy đủ/không đầy đủ các thành phần này. Tôi ví dụ một cuốn sách chuẩn mực của A.E.Waite là cuốn "The Pictorial Key to the Tarot". Cuốn này trình bày "Part I: The Veil and its Symbols" như là phần Phương Pháp Lý Luận, "Part II: The Doctrine Behind the Veil" và "Part III: The Outer Method of the Oracles" như là phần Chú Giải Ngắn và Mô Tả Biểu Tượng. Còn "Part III: The Outer Method of the Oracles" phần Section 6,7,8,9 là phần Quy Trình Bói Toán.
Đa số các sách Compagnon của các bộ hiện đại thường cấu tạo 2 phần : Chú Giải Ngắn và Mô Tả Biểu Tượng. Có những sách phần Mô Tả Biểu Tượng rất ít, thậm chí là không có, như Compagnon của Shadowscapes. Còn phần Phương Pháp Lý Luận lại nằm ở sách khác, hoặc không có.
Ở Việt Nam, đa số các thành viên nghiên cứu tarot, sau khi mua bộ bài cùng compagnon, thuộc hình trên lá bài và từ khóa trong compagnon là bắt đầu ra thực hiện bói bài rồi. Ở Việt Nam chủ yếu là tự học và từ tìm hiểu, vì vậy, việc sai lầm trong phương pháp nghiên cứu là điều đáng thông cảm. Nếu bạn nào thuộc vào trường hợp mà tôi nói thì cũng đừng ngại ngùng, mà cũng đừng vội giận dữ hay phản bác. Tôi chỉ muốn các bạn tốt lên thêm thôi.
4. Phân Chia Trường Phái
Sự phân chia trường phái này, như đã nói, là khá phức tạp. Nó vừa giống cách phân chia về bộ bài, lại vừa giống cách phân chia về trải bài mà tôi từng viết trong các bài khảo cứu khác.
Trước hết tôi giới thiệu chung nhất về các trường phái, sau đó đi sâu vào phương pháp bói của từng trường phái. Tôi phân chia thành 2 trường phái lớn:
+Trường Phái Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Đức là chủ yếu)
Trường phái này ra đời từ tk14 đến nay, xuất hiện ở chủ yếu ở Pháp và Ý, nơi khai sinh ra Tarot. Đặc điểm của trường phái này là lý luận ra sau bộ bài, và bộ bài duy nhất được sử dụng là Tarot de Marseille (Bộ bài này có nhiều phiên bản khác nhau chứ không phải một bộ). Lý do là trường phái này cố gắng tiềm hiểu ẩn nghĩa của bộ tarot chứ không phải tạo ra bộ tarot mới.
-- Trường Phái Số Học: Trường phái này chủ yếu lấy từ nguyên tắc số học của con số 22 hoặc 78 để lý giải, sự kết hợp các số, ... Trường phái này tương đối thoát ly khỏi hình ảnh của tarot để giải thích. Điển hình cho trường phái này là Levy (Trường phái số học Do Thái), và Swami (Trường phái Số học Pytago). Chú ý Levy cũng là nguồn gốc lý luận của trường phái Do Thái Anh Ngữ.
-- Trường Phái Biểu Tượng Học:Trường phái này chủ yếu lấy từ ý nghĩa các biểu tượng, thông qua cái nhìn lịch sử hoặc tôn giáo. Điển hình cho trường phái này có Gebelin, Camoin (Langue des oiseaux mà tôi đã có bài viết), hoặc Bacchos (xem tại đây), hoặc MarkFilipas mà tôi vừa có bài viết. Trường phái này có quá nhiều trường phái nhỏ hơn và có nhiều quan điểm. Tôi nhóm lại thành một nhóm chung, nhưng lưu ý cùng bạn đọc. Đa số thành phần nhóm này là các nhà nghiên cứu sử tarot.
+ Trường Phái Anh Ngữ (Anh - Mỹ - Úc)
Trường phái này manh nha từ huyền học Pháp mà chủ yếu là lý luận về Do Thái của Papus và Levy. Sau đó trường phái này phát triển mạnh sau khi Hội Hoàng Hôn Ánh Kim (Golden Dawn) ra đời năm 1900, và có ảnh hưởng đến toàn bộ huyền học về Tarot đương thời. Các hội huyền sau đó (O.A.S hay O.T.O ...) chia sẽ ảnh hưởng của trường phái này, cũng được nhóm vào đây. Đặc điểm nhóm này là sự chế lại các bảnTarot mới tùy theo quan điểm huyền học.
-- Trường Phái Do Thái và Hội Huyền Học: có thể nói là nhánh nghiên cứu rộng lớn và ấn tượng nhất do Mathers đề xuất. Ý tưởng của trường phái này là sử dụng các kiến thức của Kabbalah để giải thích các lá bài. Tôi cũng xem các nhà huyền học trong các Hội huyền học khác với truyền thống của Golden Dawn trong nhóm này. Nhóm này chính là tiền thân của hầu hết các bộ Tarot quang trọng như Waite Tarot, Crowley tarot ... Điển hình cho nhóm này như A.E.Waite, Paul Foster Case ...
-- Trường Phái Jung: trường phái này áp dụng nguyên lý của Carl Jung (ông gọi là Analytische Psychologie), cái hay của nguyên lý này là cho phép sử dụng các hình ảnh mới thay thế cho khái niệm cũ (vì tương đương về mặt tâm lý). Tức là cho phép tạo ra bộ tarot mới nhưng vẫn giữ được giá trị cũ. Hơi rườm rà nếu giải thích quá sâu. Có thể tra thêm trên wiki nhé. Trường phái này là nền tảng của các bộ tarot hiện đại, có thể dựa trên một nguyên lý huyền học cũ, nhưng được làm mới để phục vụ công chúng. Bộ đầu tiên của trường phái này có lẽ là bộ về Mythic Tarot của Burke.
- Trường phái Etteilla: trường phái này hơi phức tạp, trường phái này có thể nhóm trong Trường Phái Châu Âu, vì ông này sinh cùng thời với Gebelin và ảnh hưởng chủ yếu ở Pháp. Nhưng ông này là người đầu tiên nêu lên nguyên lý về việc vẽ lại bộ Tarot de Marseille, điều mà chưa ai từng nghĩ tới. Ông cũng là người đầu tiên phá bỏ các phương pháp bói cũ mà đề xuất phương pháp bói theo speards (tức là tương ứng mỗi vị trí lá bài có 1 ý nghĩa nào đấy), ông cũng đều xuất phương pháp tạo ra một bộ bài và trải bài mới... Những luồng tư tưởng mới của ông chính là xúc tác lớn nhất để hội Golden Dawn vẽ lại bộ Tarot de Marseille.
Phần này là tôi phân tích về phương pháp bói của từng trường phái, theo thứ tự các thành phần mà tôi đã giới thiệu ở trên gồm Bộ Bài, Phương Pháp Lý Luận, Chú Giải Ngắn, Mô Tả Biểu Tượng, Quy Trình Bói Toán:
+ Trường Phái Châu Âu:
-- Trường Phái Số Học:
- Bộ Bài: Tarot de Marseille
- Phương Pháp Lý Luận: theo số học, tùy từng trường phái, phân chia theo tác giả từng phương pháp.
- Chú Giải Ngắn: không có, hoặc đôi khi có, nhưng không đầy đủ.
- Mô Tả Biểu Tượng: không có
- Quy Trình Bói Toán: đặc thù riêng từng phương pháp. Không sử dụng trải bài (Spread)
-- Trường Phái Biểu Tượng Học:
- Bộ Bài: Tarot de Marseille
- Phương Pháp Lý Luận: theo biểu tượng học,đánh giá biểu tượng và ý nghĩa của chúng trên lá bài, đôi khi là bộ bài (như phương pháp ủa Camoin chẳng hạn)
- Chú Giải Ngắn: không có, hoặc đôi khi chú giải từng biểu tượng chứ không phải chú giải từng lá bài.
- Mô Tả Biểu Tượng: không có
- Quy Trình Bói Toán: hầu hết là rút tự do (số lượng lá không nhất định và gần giống như sự kết hợp của Stichiomancie và Clédonismancie). Hầu hết không sử dụng trải bài (Spread).
Đa số các sách Compagnon của các bộ hiện đại thường cấu tạo 2 phần : Chú Giải Ngắn và Mô Tả Biểu Tượng. Có những sách phần Mô Tả Biểu Tượng rất ít, thậm chí là không có, như Compagnon của Shadowscapes. Còn phần Phương Pháp Lý Luận lại nằm ở sách khác, hoặc không có.
Ở Việt Nam, đa số các thành viên nghiên cứu tarot, sau khi mua bộ bài cùng compagnon, thuộc hình trên lá bài và từ khóa trong compagnon là bắt đầu ra thực hiện bói bài rồi. Ở Việt Nam chủ yếu là tự học và từ tìm hiểu, vì vậy, việc sai lầm trong phương pháp nghiên cứu là điều đáng thông cảm. Nếu bạn nào thuộc vào trường hợp mà tôi nói thì cũng đừng ngại ngùng, mà cũng đừng vội giận dữ hay phản bác. Tôi chỉ muốn các bạn tốt lên thêm thôi.
4. Phân Chia Trường Phái
Sự phân chia trường phái này, như đã nói, là khá phức tạp. Nó vừa giống cách phân chia về bộ bài, lại vừa giống cách phân chia về trải bài mà tôi từng viết trong các bài khảo cứu khác.
Trước hết tôi giới thiệu chung nhất về các trường phái, sau đó đi sâu vào phương pháp bói của từng trường phái. Tôi phân chia thành 2 trường phái lớn:
+Trường Phái Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Đức là chủ yếu)
Trường phái này ra đời từ tk14 đến nay, xuất hiện ở chủ yếu ở Pháp và Ý, nơi khai sinh ra Tarot. Đặc điểm của trường phái này là lý luận ra sau bộ bài, và bộ bài duy nhất được sử dụng là Tarot de Marseille (Bộ bài này có nhiều phiên bản khác nhau chứ không phải một bộ). Lý do là trường phái này cố gắng tiềm hiểu ẩn nghĩa của bộ tarot chứ không phải tạo ra bộ tarot mới.
-- Trường Phái Số Học: Trường phái này chủ yếu lấy từ nguyên tắc số học của con số 22 hoặc 78 để lý giải, sự kết hợp các số, ... Trường phái này tương đối thoát ly khỏi hình ảnh của tarot để giải thích. Điển hình cho trường phái này là Levy (Trường phái số học Do Thái), và Swami (Trường phái Số học Pytago). Chú ý Levy cũng là nguồn gốc lý luận của trường phái Do Thái Anh Ngữ.
-- Trường Phái Biểu Tượng Học:Trường phái này chủ yếu lấy từ ý nghĩa các biểu tượng, thông qua cái nhìn lịch sử hoặc tôn giáo. Điển hình cho trường phái này có Gebelin, Camoin (Langue des oiseaux mà tôi đã có bài viết), hoặc Bacchos (xem tại đây), hoặc MarkFilipas mà tôi vừa có bài viết. Trường phái này có quá nhiều trường phái nhỏ hơn và có nhiều quan điểm. Tôi nhóm lại thành một nhóm chung, nhưng lưu ý cùng bạn đọc. Đa số thành phần nhóm này là các nhà nghiên cứu sử tarot.
+ Trường Phái Anh Ngữ (Anh - Mỹ - Úc)
Trường phái này manh nha từ huyền học Pháp mà chủ yếu là lý luận về Do Thái của Papus và Levy. Sau đó trường phái này phát triển mạnh sau khi Hội Hoàng Hôn Ánh Kim (Golden Dawn) ra đời năm 1900, và có ảnh hưởng đến toàn bộ huyền học về Tarot đương thời. Các hội huyền sau đó (O.A.S hay O.T.O ...) chia sẽ ảnh hưởng của trường phái này, cũng được nhóm vào đây. Đặc điểm nhóm này là sự chế lại các bảnTarot mới tùy theo quan điểm huyền học.
-- Trường Phái Do Thái và Hội Huyền Học: có thể nói là nhánh nghiên cứu rộng lớn và ấn tượng nhất do Mathers đề xuất. Ý tưởng của trường phái này là sử dụng các kiến thức của Kabbalah để giải thích các lá bài. Tôi cũng xem các nhà huyền học trong các Hội huyền học khác với truyền thống của Golden Dawn trong nhóm này. Nhóm này chính là tiền thân của hầu hết các bộ Tarot quang trọng như Waite Tarot, Crowley tarot ... Điển hình cho nhóm này như A.E.Waite, Paul Foster Case ...
-- Trường Phái Jung: trường phái này áp dụng nguyên lý của Carl Jung (ông gọi là Analytische Psychologie), cái hay của nguyên lý này là cho phép sử dụng các hình ảnh mới thay thế cho khái niệm cũ (vì tương đương về mặt tâm lý). Tức là cho phép tạo ra bộ tarot mới nhưng vẫn giữ được giá trị cũ. Hơi rườm rà nếu giải thích quá sâu. Có thể tra thêm trên wiki nhé. Trường phái này là nền tảng của các bộ tarot hiện đại, có thể dựa trên một nguyên lý huyền học cũ, nhưng được làm mới để phục vụ công chúng. Bộ đầu tiên của trường phái này có lẽ là bộ về Mythic Tarot của Burke.
- Trường phái Etteilla: trường phái này hơi phức tạp, trường phái này có thể nhóm trong Trường Phái Châu Âu, vì ông này sinh cùng thời với Gebelin và ảnh hưởng chủ yếu ở Pháp. Nhưng ông này là người đầu tiên nêu lên nguyên lý về việc vẽ lại bộ Tarot de Marseille, điều mà chưa ai từng nghĩ tới. Ông cũng là người đầu tiên phá bỏ các phương pháp bói cũ mà đề xuất phương pháp bói theo speards (tức là tương ứng mỗi vị trí lá bài có 1 ý nghĩa nào đấy), ông cũng đều xuất phương pháp tạo ra một bộ bài và trải bài mới... Những luồng tư tưởng mới của ông chính là xúc tác lớn nhất để hội Golden Dawn vẽ lại bộ Tarot de Marseille.
Phần này là tôi phân tích về phương pháp bói của từng trường phái, theo thứ tự các thành phần mà tôi đã giới thiệu ở trên gồm Bộ Bài, Phương Pháp Lý Luận, Chú Giải Ngắn, Mô Tả Biểu Tượng, Quy Trình Bói Toán:
+ Trường Phái Châu Âu:
-- Trường Phái Số Học:
- Bộ Bài: Tarot de Marseille
- Phương Pháp Lý Luận: theo số học, tùy từng trường phái, phân chia theo tác giả từng phương pháp.
- Chú Giải Ngắn: không có, hoặc đôi khi có, nhưng không đầy đủ.
- Mô Tả Biểu Tượng: không có
- Quy Trình Bói Toán: đặc thù riêng từng phương pháp. Không sử dụng trải bài (Spread)
-- Trường Phái Biểu Tượng Học:
- Bộ Bài: Tarot de Marseille
- Phương Pháp Lý Luận: theo biểu tượng học,đánh giá biểu tượng và ý nghĩa của chúng trên lá bài, đôi khi là bộ bài (như phương pháp ủa Camoin chẳng hạn)
- Chú Giải Ngắn: không có, hoặc đôi khi chú giải từng biểu tượng chứ không phải chú giải từng lá bài.
- Mô Tả Biểu Tượng: không có
- Quy Trình Bói Toán: hầu hết là rút tự do (số lượng lá không nhất định và gần giống như sự kết hợp của Stichiomancie và Clédonismancie). Hầu hết không sử dụng trải bài (Spread).
+ Trường Phái Anh Ngữ
-- Trường Phái Do Thái
- Bộ Bài: Tùy từng nhà Huyền Học - Phương Pháp Lý Luận: theo Do Thái học, Tree of life và sách Zohar là chủ yếu.
- Chú Giải Ngắn: Hầu như đều có kèm theo
- Mô Tả Biểu Tượng: Hầu như đều có kèm theo
- Quy Trình Bói Toán: Theo các spread cố định dạng câu hỏi. Đối với Case thì phức tạp hơn.
-- Trường Phái Jung:
- Bộ Bài: Tùy từng bộ khác nhau.
- Phương Pháp Lý Luận: Không rõ ràng, không thống nhất, hoặc sao chép từ A.E.Waite.
- Chú Giải Ngắn: hầu hết đều có
- Mô Tả Biểu Tượng: hầu hết đều có
- Quy Trình Bói Toán: Sử dụng các spread đặc trưng.
-- Trường Phái Etteilla:
- Bộ Bài: Tarot de Etteilla
- Phương Pháp Lý Luận: Ai cập học
- Chú Giải Ngắn: có
- Mô Tả Biểu Tượng: có
- Quy Trình Bói Toán: đặc thù riêng.
5. Phân Tích Riêng về Quy Trình Bói Bài:
Quy Trình bói bài có lẽ khá đa dạng, nếu như trong các spread thì quy trình này thường cố định là:
Bước 1: Xào bài, rút bài
Bước 2: Xếp bài lên spreads
Bước 3: Giải Đoán
Nhưng trong một số trường hợp lại không giống như vậy, tôi viết phần này để phân loại cơ sở các kiểu quy trình có thể gặp trong thực tế.
Xét về số trường hợp xảy ra của quy trình:
+ Quy Trình rút một lần: Trong quy trình này, người ta rút một lần duy nhất tất cả các lá bài. (tức là rút hết và lật một lượt lên). Trong trường hợp này, số lượng trường hợp S = n!/(n-k)! với k là số lá bài rút, n là 78 hoặc 22.
+ Quy Trình rút nhiều lần: Trong quy trình này, người ta rút lá bài theo chỉ số của lá bài trước. (tức là không thể rút hết và lật một lượt, mà phải rút từng lá và show). Trong trường hợp này số lượng trường hợp là S = n!/(n-k)! với n là số lần rút.
+ Quy Trình rút xoay vòng: quy trình này, người rút gộp lại cả bộ bài và rút lại. (Tức là có thể rút được 2 lá Fool chẳng hạn). Trong trường hợp này số lượng trường hợp là S = n^k (= 78^k hoặc 22^k) với k là số lá rút.
Nhận xét: Số lượng trường hợp xảy ra mô tả cho một lần rút, nghĩa là số trường hợp khả dĩ trùng lại ở 2 lần bói khác nhau. Con số này càng lớn thì sự khác biệt trong 2 lần bói càng lớn. Ngược lại, ta cũng có quy tắc về khác biệt giải nghĩa, theo đó số này càng lớn thì sự khác biệt trong giải nghĩa của 2 người càng lớn. Thử so sánh con số này với con số của Tử Vi (với 93 sao) là khoảng 512.640 trường hợp theo tính toán của cuốn Tử Vi Tổng Hợp của cụ Nguyễn Phát Lộc , thì nó tương đương chừng giá trị của 3 lá bài trong spread 3 lá (Hiện Tại - Quá Khứ - Tương Lai) là 456.456 !; hoặc với 64 quẻ kinh dịch thì nó chỉ tương đương với gía trị của bói một lá là 78 !; hoặc với quẻ đôi kinh dịch (4096 trường hợp) thì nó còn chưa bằng với giá trị của bói 2 lá kép (hành động - kết quả) là 6006 trường hợp ! Tất nhiên sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng ít nhất để các bạn hình dung ra sự lớn rộng của một spread bài. Hãy cẩn trọng với những lời bói lạc đường.
Tôi bàn về kiểu rút bài, tuy các bạn sử dụng rất nhiều spread nhưng thực sự chỉ là chỉ có vài kiểu rút bài thôi.
+ Kiểu tự do: rút bất kỳ. Thứ tự vẫn có ý nghĩa quan trọng. Kiểu rút này là kiểu chung cho các trường phái biểu tượng học.
+ Kiểu rút thứ tự: thứ tự lá mang ý nghĩa quan trọng, mỗi lá đảm nhận một vai trò cố định. Kiểu rút spread này tương đương với kiểu rút liên tục này. (hãy tưởng tượng bạn rút liên tục 12 lá xếp thẳng hàng, so với việc rút 12 lá xếp hình zodiac thì có gì khác nhau đâu !). Kiểu rút này là nguồn gốc các kiểu spread hiện đại.
+ Kiểu rút sóng đôi: kiểu rút spread này không khác rút thứ tự, nhưng giá trị rút có sóng đôi với nhau. Tức là 2 lá cùng có nghĩa ở một điểm nào đó.
+ Kiểu rút chồng nhau: kiểu rút bài này thay đổi tùy theo lá trước nó, nên có số lượng không xác định, và vị trí của nó cũng không hoàn toàn nắm trước. Đây là kiểu rút cổ, ít khi sử dụng trong hiện tại, nhưng được rất nhiều người trong hội huyền học dùng. Một ví dụ của kiểu này là rút Cycle de Fortune của Hội Thập Tự Hoa Hồng.
Về các loại Spread thì tôi chia làm 3 loại:
+ Các spread cổ điển & cận đại: có thể dùng chung với tất cả các bộ bài.
+ Các spread hiện đại: chỉ nên dùng riêng với bộ bài mà nó cho phép.
+ Các kiểu rút bài không phải spread: dùng riêng với cách đặc thù của nó.
- Chú Giải Ngắn: Hầu như đều có kèm theo
- Mô Tả Biểu Tượng: Hầu như đều có kèm theo
- Quy Trình Bói Toán: Theo các spread cố định dạng câu hỏi. Đối với Case thì phức tạp hơn.
-- Trường Phái Jung:
- Bộ Bài: Tùy từng bộ khác nhau.
- Phương Pháp Lý Luận: Không rõ ràng, không thống nhất, hoặc sao chép từ A.E.Waite.
- Chú Giải Ngắn: hầu hết đều có
- Mô Tả Biểu Tượng: hầu hết đều có
- Quy Trình Bói Toán: Sử dụng các spread đặc trưng.
-- Trường Phái Etteilla:
- Bộ Bài: Tarot de Etteilla
- Phương Pháp Lý Luận: Ai cập học
- Chú Giải Ngắn: có
- Mô Tả Biểu Tượng: có
- Quy Trình Bói Toán: đặc thù riêng.
5. Phân Tích Riêng về Quy Trình Bói Bài:
Quy Trình bói bài có lẽ khá đa dạng, nếu như trong các spread thì quy trình này thường cố định là:
Bước 1: Xào bài, rút bài
Bước 2: Xếp bài lên spreads
Bước 3: Giải Đoán
Nhưng trong một số trường hợp lại không giống như vậy, tôi viết phần này để phân loại cơ sở các kiểu quy trình có thể gặp trong thực tế.
Xét về số trường hợp xảy ra của quy trình:
+ Quy Trình rút một lần: Trong quy trình này, người ta rút một lần duy nhất tất cả các lá bài. (tức là rút hết và lật một lượt lên). Trong trường hợp này, số lượng trường hợp S = n!/(n-k)! với k là số lá bài rút, n là 78 hoặc 22.
+ Quy Trình rút nhiều lần: Trong quy trình này, người ta rút lá bài theo chỉ số của lá bài trước. (tức là không thể rút hết và lật một lượt, mà phải rút từng lá và show). Trong trường hợp này số lượng trường hợp là S = n!/(n-k)! với n là số lần rút.
+ Quy Trình rút xoay vòng: quy trình này, người rút gộp lại cả bộ bài và rút lại. (Tức là có thể rút được 2 lá Fool chẳng hạn). Trong trường hợp này số lượng trường hợp là S = n^k (= 78^k hoặc 22^k) với k là số lá rút.
Nhận xét: Số lượng trường hợp xảy ra mô tả cho một lần rút, nghĩa là số trường hợp khả dĩ trùng lại ở 2 lần bói khác nhau. Con số này càng lớn thì sự khác biệt trong 2 lần bói càng lớn. Ngược lại, ta cũng có quy tắc về khác biệt giải nghĩa, theo đó số này càng lớn thì sự khác biệt trong giải nghĩa của 2 người càng lớn. Thử so sánh con số này với con số của Tử Vi (với 93 sao) là khoảng 512.640 trường hợp theo tính toán của cuốn Tử Vi Tổng Hợp của cụ Nguyễn Phát Lộc , thì nó tương đương chừng giá trị của 3 lá bài trong spread 3 lá (Hiện Tại - Quá Khứ - Tương Lai) là 456.456 !; hoặc với 64 quẻ kinh dịch thì nó chỉ tương đương với gía trị của bói một lá là 78 !; hoặc với quẻ đôi kinh dịch (4096 trường hợp) thì nó còn chưa bằng với giá trị của bói 2 lá kép (hành động - kết quả) là 6006 trường hợp ! Tất nhiên sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng ít nhất để các bạn hình dung ra sự lớn rộng của một spread bài. Hãy cẩn trọng với những lời bói lạc đường.
Tôi bàn về kiểu rút bài, tuy các bạn sử dụng rất nhiều spread nhưng thực sự chỉ là chỉ có vài kiểu rút bài thôi.
+ Kiểu tự do: rút bất kỳ. Thứ tự vẫn có ý nghĩa quan trọng. Kiểu rút này là kiểu chung cho các trường phái biểu tượng học.
+ Kiểu rút thứ tự: thứ tự lá mang ý nghĩa quan trọng, mỗi lá đảm nhận một vai trò cố định. Kiểu rút spread này tương đương với kiểu rút liên tục này. (hãy tưởng tượng bạn rút liên tục 12 lá xếp thẳng hàng, so với việc rút 12 lá xếp hình zodiac thì có gì khác nhau đâu !). Kiểu rút này là nguồn gốc các kiểu spread hiện đại.
+ Kiểu rút sóng đôi: kiểu rút spread này không khác rút thứ tự, nhưng giá trị rút có sóng đôi với nhau. Tức là 2 lá cùng có nghĩa ở một điểm nào đó.
+ Kiểu rút chồng nhau: kiểu rút bài này thay đổi tùy theo lá trước nó, nên có số lượng không xác định, và vị trí của nó cũng không hoàn toàn nắm trước. Đây là kiểu rút cổ, ít khi sử dụng trong hiện tại, nhưng được rất nhiều người trong hội huyền học dùng. Một ví dụ của kiểu này là rút Cycle de Fortune của Hội Thập Tự Hoa Hồng.
Về các loại Spread thì tôi chia làm 3 loại:
+ Các spread cổ điển & cận đại: có thể dùng chung với tất cả các bộ bài.
+ Các spread hiện đại: chỉ nên dùng riêng với bộ bài mà nó cho phép.
+ Các kiểu rút bài không phải spread: dùng riêng với cách đặc thù của nó.
6. Kết Luận:
Phần này tôi trình bày khá đầy đủ các yếu tố cấu thành một trường phái, sự phân chia trường phái, và các phân loại spread. Dựa vào bài này các bạn có thể lựa cho mình phương pháp phù hợp và yêu thích.
Bài viết "Các Trường Phái Bói Tarot" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.