1. Giới Thiệu
Nhận thấy sự liên hệ giữa th, nhất là các cung hoàng đạo và tarot rất được các thành viên tarot để tâm nghiên cứu, nhưng vì có quá nhiều tài liệu trái ngược nhau được lưu hành trên mạng, nên sự trình bày các vấn đề này có thể khá thiếu sót. Nhằm giúp các thành viên có được cái nhìn tổng quan và rõ ràng về chủ đề này, tôi viết một bài nhỏ để tổng hợp lại các kiến thức quan trọng nhất. Trước hết, tôi trình bày các kiến thức cơ bản chiêm tinh/thiên văn cần thiết: Ký hiệu hành tinh, Ký hiệu Hoàng đạo, và Vũ Trụ Đồ. Kế đó, tôi trình bày quan hệ giữa Tarot và Chiêm Tinh một cách tổng quát. Cuối cùng là các hệ thống tương ứng giữa tarot và thiên văn.
2. Các Ký Hiệu Hành Tinh (Planet)
Các ký hiệu thiên văn ngày nay sử dụng được xác lập đầy đủ nhất vào kỳ trung cổ của Byzantine. Trước đó theo Otto Neugebauer trong cuốn A history of ancient mathematical astronomy, ký hiệu mặt trăng và mặt trời () đã được xuất hiện đầu tiên ở trong các sách lá của Hi Lạp cổ đại. Ký hiệu mặt trời của Hi Lạp không giống với ký hiệu ngày nay. Biểu tượng Mercury, Venus, Jupiter, và Saturn có lẽ xuất hiện muộn hơn chừng một vài thế kỷ. Các biểu tượng này đặc trưng rõ của văn hóa Hi Lạp khi họ gán tên các hành tinh này với tên các vị thần của họ. Otto cho rằng Jupiter và Saturn có biểu tượng là hình giản tiện của chữ cái đầu tên của vị thần theo tiếng Hi Lạp, còn Mercury là hình caduceus. A. S. D. Maunder thì giải thích rằng họ đã dùng các dụng cụ có tính biểu tượng của các vị thần. Mercury với biểu tượng caduceus (biểu tượng rắn quấn cây trượng), Venus gắn liền với bộ vòng cổ ; Mars gắng liền với cây giáo; Jupiter với hình ảnh cái ghế, Saturn với hình một lưỡi hái, Mặt trời, vòng tròn với tia sáng phát ra và Mặt trăng với một mũ lưỡi liềm đính kèm. Điều này càng được khẳng định với mô hình Vũ Trụ Đồ Bianchini (Bianchini's planisphere) vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.
Các biểu tượng này biến đổi dần và được hoàn thiện ở mô hình Vũ Trụ Đồ của Johannes Kamateros' vào thế kỷ 12 trong cuốn Compendium of Astrology. Trong mô hình này, mặt trời biến đổi thành hình vòng tròn với các ray xe, Mars có thêm cái khiên sau cái giáo, Jupiter có thêm ký hiệu Zeta (chữ cái đầu của Zeus, vị thần tương đương với Jupiter), các ký hiệu còn lại biến đổi gần như hiện nay, trừ một vài ký hiệu chữ thập bị biến mất. Ký hiệu mặt trời hiện đại chỉ xuất hiện vào kỷ nguyên ánh sáng thế kỷ 16.
Uranus và Neptune ra đời khá muộn. Uranus, , do giáo sư Lalande năm 1784. Một biểu tượng dạng khác, , đề xuất bởi J. G. Köhler và Bode, giới thiệu tính biểu trưng của platinum, được ẩn dụ là sự kết hợp của biểu tượng sắt, ♂, và biểu tượng vàng, ☉. Biểu tượng của Neptune thì do "Bureau des Longitudes" đề xuất với biểu tượng cây đinh ba. Biểu tượng Pluto, cũng như Uranus, có hai biểu tượng được dùng. Một là hình ảnh đơn giản của chữ PL (2 chữ đầu của Pluto), được thông báo vào tháng năm 1930. Biểu tượng được dùng ngày nay do Paul Clancy đề xuất dựa trên hình ảnh của Mercury với hình ảnh cung biến đổi vòng quanh.
Sau khi Giuseppe Piazzi tìm thấy Ceres, một hội đồng thiên văn đã đồng chọn hình ảnh vòng cổ khuyết làm biểu tượng. Biểu tượng Pallas, với hình ảnh cái thương của nữ thần Athena, do Baron Franz Xaver von Zach đề xuất và giới thiệu trong Monatliche correspondenz zur beförderung der erd- und himmels-kunde. Còn Karl Ludwig Harding, người tìm ra Juno, gán biểu tượng ngôi sao trên đầu giáo cho tiểu hành tinh này. Biểu tượng của Vesta do Eleanor Bach, nhà tài trợ của chương trình Big Four asteroids với tác phẩm Ephemerides of the Asteroids. Biểu tượng này là sự đơn giản từ biểu tượng, , do nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss đề xuất với hình ảnh ngọn lửa cháy trong đền thờ. Biểu tượng Chiron, một chìa khóa với chữ K để tưởng nhớ người tìm ra Charles T. Kowal được đề xuất bởi nhà thiên văn Al Morrison.
Ngoài ra còn lý luận của L Blake Finley về giá trị biểu tượng: Vòng tròn biểu thị tinh thần, Lưỡi liềm biểu thị tâm hồn, Chữ thập biểu thị vấn đề thực tế và Mũi tên biểu thị hành động hoặc chỉ đạo.
Ta sẽ bàn về sự tương ứng giữa các hành tinh với Tarot ở phần sau.
Tên | La Mã | Hi Lạp | Khái niệm | |
---|---|---|---|---|
Sun | Sol Apollo | Ἥλιος (Helios) Ἀπόλλων (Apollo) | Thần Mặt trời Thần của Tiên Tri và Bói Toán | |
Moon | Diana Luna | Ἄρτεμις (Artemis) Σελήνη (Selene) | Nữ thần Mặt Trăng | |
Mercury | Mercury | ʽἙρμῆς (Hermes) | Thánh Giả | |
Venus | Venus | Ἀφροδίτη (Aphrodite) | Nữ thần tình yêu | |
Mars | Mars | Ἀρης (Ares) | Thần Chiến Tranh | |
Jupiter | Jupiter | Ζεύς (Zeus) | Chúa tể thần thánh, cha của bầu trời | |
Saturn | Saturn | Κρόνος (Cronus) | Thần Nông Nghiệp | |
Uranus | Caelus | Ουρανός (Uranos) | Thần Bầu Trời | |
Neptune | Neptune | Ποσειδῶν (Poseidon) | Thần Biển Cả | |
Pluto | Pluto | Πλούτων (Pluton)/Ἅιδης (Hades) | Thần Địa Ngục |
3. Các Ký Hiệu Cung Hoàng Đạo
Việc phân chia ra cung hoàng đạo là sự sáng tạo của người Babylon vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên. Các cung hoàng đạo ngày nay xuất hiện lần đầu trong cuộn giấy MUL.APIN khoảng1000 năm trước thiên chúa. Một số biểu tượng có lẽ ra đời sớm hơn từ thời cổ babylon vào thời đồ đồng. Hệ thống này du nhập vào Hi Lạp và được sử dụng rộng rãi khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên. Chữ Zodiac cũng phát xuất từ tiếng Latin zōdiacus, có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp ζῳδιακὸς κύκλος (zōdiakos kuklos), có nghĩa là vòng quay động vật ("circle of animals").
Kế thừa hệ thống đó là văn hóa huyền học Hellenistic (hệ thống huyền học Địa Trung Hải, là sự phức hợp nhiều nền văn hóa đông tây đặc trưng là Hi Lạp , La Mã và Ai Cập, xuất hiện từ khi Ai Cập giao thương buôn bán với người Hi Lạp và sau đó trở thành thuộc quốc của Đế Chế La Mã) vào khoảng năm 50 trước công nguyên, xuất hiện những tài liệu cổ nhất có cách chia 12 cung (Bia Dendera Zodiac). Đặc biệt quan trọng là Ptolemy với tác phẩm Tetrabiblos được coi là nền tảng của mọi huyền học châu âu về thiên văn học. Cấu trúc của zodiac được mô tả chính xác lần đầu trong sách Almagest thế kỷ thứ 2 sau công nguyên của Ptolemy.
Cũng vào đầu công nguyên này, kiến thức của Babylon được đem vào kinh thánh Hebrew. E. W. Bullinger nhận định sự xuất hiện của zodiac trong Sách Ezekiel và Sách Khải Huyền những biểu tượng: Lion đại diện cho Leo, the Bull đại diện cho Taurus, Man đại diện cho Aquarius. Cấu trúc hội đồng 12 người đặt tên theo zodiac của người Do Thái, đã truyền cảm hứng cho hội đồng 12 người ở hầu hết các hội kín và nhất là Tam Điểm. Ernes.L.Martin tìm thấy sự bố trí hội đồng trong chương Tabernacle của Sách Số ( Book of Numbers) theo thứ tự của Zodiac, với Judah, Reuben, Ephraim và Dan biểu trưng cho các cung Leo, Aquarius, Taurus và Scorpio.
4. Vũ Trụ Đồ (Celestial spheres)
Cấu trúc cổ nhất của Vũ Trụ Đồ được tìm thấy ở tác phẩm Hi Lạp của nhà thiên văn Anaximander vào thế kỷ 6 trước công nguyên. Vũ trụ đồ theo anaximander là : trái đất ở trung tâm, vòng mặt trời xa trái đất nhất, kế đó là vòng mặt trăng, gần nhất là vòng các sao. Học trò của ông là Anaximenes bắc đầu phân chia các sao thành các nhóm sao theo quy luật. Ông cũng đề xuất chu kỳ cho vòng quay của các spheres, là các quả cầu thủy tinh chứa các nhóm sao hoặc hành tinh quay quanh trái đất theo hình tròn. Ông tin rằng các sphere này được đính cố định trên một quả cầu bao quanh trái đất làm bằng pha lê. Khái niệm này duy trì đến thời cô pec nic mới bị thay đổi. Eudoxus, học trò của Platon, đề xuất một mô hình gần với mô hình huyền học hiện nay. Ông chia thành 7 planet, mỗi planet tác động đến 3 hay 4 sphere chứa các sao: Moon và Sun có 3 sphere, 5 planet còn lại có 4 sphere, vậy tổng là 27 spheres với 7 planet. Callipus sau đó đề xuất mô hình tương tự: 7 planet, Sun, Moon, Mercury, Venus, và Mars có 5 spheres, còn Jupiter và Saturn có 4 spheres, tổng cộng là 33 spheres và 7 planet. Mô hình này có lẽ là nguyên nhân con số 33 trở thành con số thiêng liêng đối với thiên văn học. Trong sách Metaphysics, Aristotle đề xuất thêm 55 hoặc 47 speres nội thành dành riêng cho trái đất, còn các sphere trước đó gọi là sphere ngoại thành.
Thời kỳ trung cổ, gần như ảnh hưởng bởi sách Sáng Thế Ký nên người ta bắt đầu thêm vào các vị thần cho từng tầng, đồng thời thêm vào khái niệm Firmament (dãi phân cách tầng trời). Các thế kỷ sau đó, người ta bắt đầu gắng Zodiac vào tầng trời để đại diện cho tháng (theo cách tính lịch của người Do Thái), các hành tinh biểu tượng các ngày trong tuần.
5. Quan Hệ Tarot và Thiên Văn
Quan hệ giữa Tarot và Thiên Văn thông qua hai con đường chủ yếu: quan hệ giữa Tarot hệ Pháp - Ý và Thiên Văn, và quan hệ giữa Tarot hệ Golden Dawn và Thiên Văn.
Tarot hệ Pháp Ý mà điển hình là 2 bộ Tarot de Marseille của Pháp và bộ Minchiaste của Ý. Ban đầu, người ta đã cố ý đưa hệ thống thiên văn Zodiac vào bộ Minchiaste (từ lá số 24 đến 35 là 12 lá Zodiac), thứ tự như sau: Libra, Virgo, Scorpio, Aries, Capricorn, Sagittarius, Cancer, Pisces, Aquarius, Leo, Taurus, Gemini .Sau đó ở bộ Tarot de Marseille có sự biến đổi : sự biến mất hoàn toàn của 12 lá nay, và sự xuất hiện của 3 lá Star, Moon, Sun. Ba lá này lại có sự hiện diện của Zodiac, lá Star có biểu tượng Virgo, Aquarius, lá Moon có biểu tượng Cancer, Aries và Capricorn, lá Sun có biểu tượng Gemini, ngoài ra lá World có biểu tượng Leo và Taurus. Điều này thật sự khó giải thích. Vì số lượng biểu tượng không đầy đủ nên khó có thể căn cứ để áp dụng cho toàn bộ bài tương ứng với Zodiac. Về mặt biểu tượng, tôi cho rằng đây là hiện tượng rút gọn biểu tượng, tuy nhiên rút gọn với biểu tượng nào thì tôi chưa thấy có tài liệu nào nhắc đến và bản thân tôi cũng không có kiến giải nào. Chú ý một chút ta có thể nhận ra lá Justice mang hình ảnh Libra, lá Temperance có thể liên tưởng hình ảnh Pisces, lá Chariot mang hình ảnh Sagittarius... Rất nhiều nhà huyền học nghiên cứu theo hướng này để đưa ra cấu trúc tương ứng, tuy nhiên phần nhiều dự trên 22 lá chính của bộ Tarot de Marseille, và những lý luận có phần nào thiếu chặc chẽ, và liên quan chủ yếu đến lịch sử biểu tượng.
Ngược lại, hệ thống Anh-Mỹ với Golden Dawn có một lý luận khá chặc chẽ. Họ gạt bỏ hoàn toàn việc nghiên cứu biểu tượng thông qua việc đặt tương ứng chữ cái Hebrew và Tarot. Họ sử dụng sự tương ứng Tarot - Hebrew và Hebrew - Thiên Văn Học để làm nền tảng. Tương ứng Tarot - Hebrew có thể kể ra như Hệ thống của Golden Dawn xếp lá Fool số 1 và lần lượt các lá kế theo, ngoài ra còn hệ thống Mellet ngược lại của Golden Dawn, Hệ thống của Levy, của Crowley, của Sitcsky, của Cohen, của Gray. Tạm thời ta chấp nhận hệ thống đầu của Golden Dawn. Tương ứng Hebrew - ThiênVăn Học thì phức tạp hơn. Sách chủ yếu tham khảo là SeferYetzirah. Sách này có khoảng hơn chục ấn bản còn giữ được. Mỗi ấn bản đều nhắc đến sự liên kết này nhưng chưa bao giờ liệt kê rõ chính xác thứ tự tương ứng. Theo Allen Hulse, đây là bí ẩn lớn nhất của bộ sách này. Những ấn bản sau và các tài liệu lý luận sau này bổ sung thêm nhưng đều có những sai khác nhất định. Những phiên bản này dành cho hành tinh (planet) được biết bao gồm: phiên bản chính thức của Golden Dawn chủ yếu là Mathers và Crowley, một phiên bản chỉnh sửa của Foster Case, phiên bản của Kircher và Meyer, phiên bản của Stenring, phiên bản của Ptolemy, phiên bản của người Ấn. Các bản trên dùng để chú giải vũ trụ đồ được thể hiện tương ứng với Hebrew. Còn trường hợp của Zodiac thì thứ tự vòng có lẽ khộng thay đổi, tuy nhiên, đâu là cung đầu tiên và đâu là cung cuối cùng ? Hiện có vài phiên bản như sau: phiên bản bắt đầu từ Aquarius và phiên bản bắt đầu từ Aries. Nếu chấp nhận thuyết Aquarius thì mặc nhiên chấp nhận khởi đầu của chu kỳ bắt đầu từ mùa đông, còn nếu chấp nhận thuyết Aries thì chấp nhận khởi đầu chu kỳ từ mùa xuân. Golden Dawn chọn thuyết thứ 2. Một vấn đề khác là thời gian của chu kỳ: một là hệ Sidereal dùng trước thời Ptolemy và hệ Tropical dùng sau thời Ptolemy. Golden Dawn và hầu hết ngày nay sử dụng hệ Tropical. Tuy nhiên, các học giả tôn sùng hệ thống cổ Ai Cập và Ấn Độ vẫn chọn hệ Sidereal là chủ yếu. Còn hệ IUA có lẽ chủ yếu dùng trong khoa học hơn là huyền học.
6. Thứ Tự Các Hành Tinh (Planet) trong vũ trụ đồ
Thứ tự của 7 hành tinh là một trong những quy tắc cổ xưa nhất của chiêm tinh học. Ngày nay, đa số mọi người chấp nhận nó một cách máy móc mà ít khi nào tự đặt câu hỏi: "Vì sao nó lại thế ?".
Trước tiên là tên gọi được dùng: sao Thổ là Saturn, sao Mộc là Jupiter, sao Hỏa là Mars, sao Kim là Venus, sao Thủy là Mercury. Bao gồm các hệ thống của Ptolemy, Kircher và Meyer, Stenring, Indian, Golden Dawn. Thứ tự này là cấu trúc cơ bản để nhận định sự tương tác giữa các tầng trời và tác động đến các cung Zodiac.
Thứ tự | Ptolemy | Kircher, Meyer | Stenring | Indian | Golden Dawn | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
1B | Sao Thổ | Mặt Trời | Mặt Trời | Sao Thủy | Sao Thủy | ||
2G | Sao Mộc | Sao Kim | Mặt Trăng | Mặt Trăng | Mặt Trăng | ||
3D | Sao Hỏa | Sao Thủy | Sao Hỏa | Sao Kim | Sao Kim | ||
4K | Mặt trời | Mặt Trăng | Sao Thủy | Mặt Trời | Sao Mộc | ||
5P | Sao Kim | Sao Thổ | Sao Mộc | Sao Mộc | Sao Hỏa | ||
6R | Sao Thủy | Sao Mộc | Sao Kim | Sao Hỏa | Mặt Trời | ||
7Th | Mặt Trăng | Sao Hỏa | Sao Thổ | Sao Thổ | Sao Thổ |
7. Thứ tự lịch theo Zodiac
Vài điều lưu ý ban đầu: Lịch của người Do Thái giống với người Lưỡng Hà, tức là sử dụng mặt trăng để canh lịch. Nó hoàn toàn khác với Lịch người Hi Lap - La Mã sử dụng mặt trời. Vì vậy, các tính toán của các bạn dựa trên Zodiac của người La Mã (tức là lịch Julian hiện tại, tất nhiên có nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa, nhưng ta sẽ bàn trong bài khác) sẽ không phù hợp với mô tả thần thánh của người Do Thái. Nếu sử dụng Tarot theo chỉ dẫn của Golden Dawn thì đây là sai lầm chết người !
Vài điều lưu ý ban đầu: Lịch của người Do Thái giống với người Lưỡng Hà, tức là sử dụng mặt trăng để canh lịch. Nó hoàn toàn khác với Lịch người Hi Lap - La Mã sử dụng mặt trời. Vì vậy, các tính toán của các bạn dựa trên Zodiac của người La Mã (tức là lịch Julian hiện tại, tất nhiên có nhiều vấn đề phức tạp hơn nữa, nhưng ta sẽ bàn trong bài khác) sẽ không phù hợp với mô tả thần thánh của người Do Thái. Nếu sử dụng Tarot theo chỉ dẫn của Golden Dawn thì đây là sai lầm chết người !
Theo Hebrew | Theo Julian | Zodiac |
Nisan - Tháng 1 | Mar - Tháng 3 | Aries |
Iyar - Tháng 2 | Avr - Tháng 4 | Taurus |
Sivan - Tháng 3 | Mai - Tháng 5 | Gemini |
Tammuz - Tháng 4 | Jun - Tháng 6 | Cancer |
Av - Tháng 5 | Jul - Tháng 7 | Leo |
Elul - Tháng 6 | Aou - Tháng 8 | Virgo |
Tishre - Tháng 7 | Sep - Tháng 9 | Libra |
Chesvan -Tháng 8 | Oct - Tháng 10 | Scorpio |
Kislev - Tháng 9 | Nov - Tháng 11 | Sagittarius |
Tevet - Tháng 10 | Dec - Tháng 12 | Capricorn |
Shvat - Tháng 11 | Jan - Tháng 1 | Aquarius |
Adar - Tháng 12 | Feb - Tháng 2 | Pisces |
8. Kết Luận
Vấn đề chiêm tinh và tarot còn nhiều thứ để bàn, tuy nhiên đây có thể coi như bài tóm tắt khá đầy đủ các học thuyết tồn tại tính tới thời điểm này. Hi vọng nó sẽ cung cấp cho các thành viên nghiên cứu tarot những nền tảng cần thiết.
Phillippe NGO, tác giả Tarot Huyền Bí, một người nghiên cứu tarot tại Pháp.
Bài viết "Tarot và Chiêm Tinh Học : Tổng Quan" có bản quyền, được bảo vệ bởi DMCA. Bất kỳ hình thức sao chép lại ở các trang khác mà không tuân thủ các điều khoảng sử dụng của chúng tôi sẽ được thông báo đến DMCA để thực hiện gỡ bỏ khỏi hệ thống tìm kiếm của Google và Bing. Truy cập DMCA.COM để biết thêm về các biện pháp trừng phạt do vi phạm bản quyền nội dung số.